Chuyển đến Nội Dung

Chương 7 hay Chương 13: Hình Thức Phá Sản Nào Phù Hợp với Quý Vị

Bài viết này nằm trong hướng dẫn toàn diện về phá sản ở Oregon. Truy cập vào đây để đọc hướng dẫn và xem các bài viết liên quan.

Image centering a large clipboard that has a sheet with checkboxes. To one side is a smaller orange shield with a checkmark. On the other side is a small sack with a dollar sign and a calculator displaying the number 100.

Nếu nợ nần khiến quý vị quá tải, phá sản có thể sẽ giúp ích. Có hai hình thức phá sản cá nhân chính: theo Chương 7 và theo Chương 13. Mỗi hình thức lại có cách hoạt động khác nhau. Phương án tốt nhất cho tình huống của quý vị phụ thuộc vào số tiền kiếm được, loại nợ và mục tiêu tài chính của quý vị. 

Hướng dẫn này giải thích các điểm khác biệt chính giữa hình thức phá sản theo Chương 7 và Chương 13 để hỗ trợ quý vị đưa ra quyết định. 

Điểm khác biệt giữa: hình thức phá sản theo Chương 7 và Chương 13

Phá sản theo Chương 7: Nhanh hơn, đơn giản hơn, dành cho những người có thu nhập thấp hơn

Đối với Chương 7, quý vị có thể sẽ phải từ bỏ những tài sản mình sở hữu:

  • Quý vị có thể giữ các vật dụng và đồ thiết yếu cơ bản, được gọi là tài sản được miễn trừ, như quần áo, đồ gia dụng và công cụ làm việc.
  • Các vật sở hữu và tài sản khác, được gọi là tài sản không được miễn trừ, có thể bị bán đi để trả nợ. 

Phá sản theo Chương 7 sẽ lưu lại trong báo cáo tín dụng của quý vị trong 10 năm.

Phá sản theo Chương 13: Kế hoạch thanh toán để giữ tài sản của quý vị và bù đắp nợ

  • Không có giới hạn về thu nhập, nhưng tổng nợ của quý vị phải dưới một số tiền nhất định
  • Một quy trình dài hơn, tuân theo kế hoạch thanh toán trong 3 năm hoặc 5 năm dựa trên thu nhập của quý vị
  • Giữ tài sản nếu quý vị thực hiện tất cả các khoản thanh toán bắt buộc
  • Giúp quý vị bù đắp các khoản thanh toán để có thể giữ lại nhà ở hoặc ô tô

Phá sản theo Chương 13 sẽ lưu lại trong báo cáo tín dụng của quý vị trong 7 năm, nhưng thanh toán đúng hạn trong kế hoạch có thể giúp xây dựng lại tín dụng của quý vị. 

Phá sản theo Chương 7 hay Chương 13 là lựa chọn phù hợp với tôi?

Cân nhắc xin phá sản theo Chương 7 nếu:

  • Quý vị có thu nhập đủ thấp để hội đủ điều kiện theo kết quả thẩm tra thu nhập, đây là một quy trình của tòa án phá sản, trong đó sẽ xem xét số tiền quý vị kiếm được và chi phí của quý vị.  
  • Quý vị không còn đủ tiền sau khi thanh toán các chi phí hoàn trả nợ. 
  • Hầu hết khoản nợ của quý vị đến từ thẻ tín dụng, hóa đơn y tế hoặc khoản vay cá nhân, chứ không phải nợ kinh doanh. 
  • Quý vị không sở hữu các vật dụng hoặc tài sản có giá trị, có thể lấy để trả nợ.

Một số cá nhân không phải thực hiện thẩm tra thu nhập, bao gồm cả những người có nợ chủ yếu bắt nguồn từ việc điều hành một doanh nghiệp và một số cựu chiến binh. Quý vị có thể tìm thêm thông tin về thẩm tra thu nhập tại đây. 

Cân nhắc xin phá sản theo Chương 13 nếu:  

  • Quý vị có thu nhập thường xuyên cho phép quý vị thanh toán hàng tháng. 
  • Tổng nợ của quý vị thấp hơn giới hạn liên bang đối với cả các khoản nợ có bảo đảm (các khoản nợ ràng buộc với tài sản cụ thể, như khoản vay mua nhà hoặc khoản vay mua ô tô) và các khoản nợ không có bảo đảm (như thẻ tín dụng và hóa đơn y tế). 
  • Quý vị muốn giữ nhà ở hoặc ô tô của mình và cần thời gian để bù đắp các khoản thanh toán bị bỏ lỡ.

Chương 13 yêu cầu thanh toán trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm. Nếu quý vị bỏ lỡ các khoản thanh toán, vụ việc của quý vị có thể bị bác bỏ và bảo vệ khi phá sản sẽ mất hiệu lực. Nhưng quý vị có thể trở lại đúng hướng bằng cách làm việc với cán bộ phụ trách vụ phá sản của mình.

Tiếp tục tìm hiểu về phá sản:

Các Câu Hỏi Thường Gặp Khác:

Hình thức phá sản quý vị có thể áp dụng sẽ phụ thuộc vào số tiền kiếm được, chi phí và số tiền nợ của quý vị. 

  • Đối với Chương 7, quý vị phải kiếm được ít hơn một mức thu nhập nhất định.
  • Đối với Chương 13, tổng nợ của quý vị phải dưới một số tiền nhất định. 
  • Quý vị có thể tìm hiểu thêm về các quy tắc đó tại đây. Luật sư hoặc cố vấn tín dụng có thể giúp quý vị đưa ra quyết định. 

Nếu quý vị có thu nhập ổn định, chẳng hạn như tiền lương làm việc đều đặn, Chương 13 có thể tốt hơn vì hình thức này giúp quý vị bù đắp các khoản thanh toán bị bỏ lỡ đồng thời vẫn giữ tài sản quý vị sở hữu hoặc đang trả tiền để sở hữu, như nhà ở hoặc ô tô. 

Nếu quý vị không đủ khả năng thanh toán hàng tháng, Chương 7 có thể là lựa chọn tốt hơn để xóa nợ nhanh hơn.

Tòa án sẽ xem xét thu nhập, chi phí sinh hoạt và số nợ của quý vị. Sau đó, toà sẽ đặt ra một khoản thanh toán hàng tháng mà họ nghĩ rằng quý vị đủ khả năng chi trả. Quý vị sẽ thực hiện các khoản thanh toán này trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm để trả một phần hoặc toàn bộ khoản nợ của mình.

Quý vị có thể giữ một số vật dụng cá nhân của mình trong cả hình thức phá sản theo Chương 7 và Chương 13, bao gồm cả nhà ở hoặc ô tô. Nhưng mỗi hình thức lại có những quy tắc khác nhau.

Đối với Chương 13, quý vị thường có thể giữ mọi thứ nếu tuân thủ kế hoạch thanh toán.

Đối với Chương 7, quý vị có thể giữ một số vật dụng, chẳng hạn như đồ gia dụng cơ bản hoặc công cụ quý vị cần cho công việc. Các vật dụng có giá trị khác có thể bị lấy và bán đi. Trong một số trường hợp, quý vị có thể giữ ô tô hoặc nhà ở mình sở hữu, tùy thuộc vào giá trị của chúng và các quy tắc áp dụng trong vụ việc của quý vị.

Tìm hiểu thêm về những gì quý vị có thể và không thể giữ khi phá sản trong bài viết này. 

Quý vị không chắc đây là thông tin quý vị cần?

Chúng tôi có thể giúp quý vị tìm thông tin phù hợp.

Quý vị muốn tìm luật sư?

Tìm kiếm luật sư và tổ chức cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí và chi phí thấp.